Hiển thị tất cả 2 kết quả

Bộ điều khiển cầu trục

Điều khiển từ xa Telecrane

(1) Liên hệ

Bộ điều khiển cầu trục

Tay điều khiển cầu trục, cổng trục

(1) Liên hệ

Bộ điều khiển cầu trục từ xa giúp cho việc vận hành và điều khiển cầu trục được nhanh chóng hơn cũng như tiện lợi và chính xác hơn. Dưới đây Công ty TNHH Công nghiệp nặng Việt Dương sẽ giới thiệu về thiết bị remote điều khiển cầu trục cùng những thông tin về phân loại và cấu tạo. Hy vọng sẽ mang đến cho khách hàng những kiến thức bổ ích.

Điều khiển cầu trục từ xa là gì?

Bộ điều khiển cầu trục từ xa chính là một bộ thiết bị điều khiển từ xa không dây. Thay vì phải truyền tín hiệu thông qua dây cáp như kiểu truyền thống trước đây thì nó sẽ điều khiển từ xa. Thiết bị này sẽ sử dụng những tần số sóng riêng, có thể là sóng radio hoặc sóng vô tuyến để có thể điều khiển cầu trục nâng hạ hoặc di chuyển vật nặng hay hàng hóa theo ý muốn.

Bộ điều khiển cầu trục từ xa tiện lợi 

Bộ điều khiển cầu trục từ xa tiện lợi 

Thông thường thì bộ điều khiển từ xa sẽ bao gồm một bộ phát sóng gồm 8 nút điều khiển với một nút khởi động và một nút dừng khẩn cấp cùng bộ thu – phát sóng.

Thiết bị này sẽ được sử dụng nhiều cho các cẩu trục, thang hàng hay cần cẩu và tời… tại các kho hàng nhà xưởng hay bến bãi cho sân bay và bến cảng…

Mỗi ngày thì nhu cầu sử dụng của các khách hàng ngày càng tăng lên vì thế mà các thương hiệu sản xuất nhiều model đa dạng hơn với khẩu độ ngang và tải trọng đa dạng và thẩm mỹ hơn.

Cấu tạo và hoạt động của remote điều khiển cầu trục

Hầu hết các loại remote cẩu trục đều khá giống nhau về cấu tạo.

Hoạt động của nó sẽ dựa trên sóng RF để nhận, thu và truyền đi tín hiệu điều khiển theo yêu cầu đến thiết bị cẩu trục. Mỗi một bộ điều khiển khác nhau sẽ có 1 tần số riêng. Việc cài đặt này rất cần thiết để tránh việc nhiễu sóng cùng lúc với những thiết bị điều khiển từ xa đang ở xung quanh nó từ đó tránh việc cầu trục bị tác động. Khoảng cách điều khiển cần trục tốt nhất với điều khiển từ xa này là 100m.

Cấu tạo và hoạt động của remote điều khiển cầu trục

Cấu tạo và hoạt động của remote điều khiển cầu trục

Bộ điều khiển cầu trục  sử dụng nguồn điện 2x15v hoặc pin AA để làm việc với lớp vỏ ngoài nhựa tốt và nhẹ nên được dùng trong những môi trường chứa nhiều bụi bẩn như ngoài trời hay những nơi có dầu nhớt…

Các tay bấm trên điều khiển cầu trục từ xa sẽ được lắp đặt pin riêng. Hầu như các hãng đều thiết kế tay bấm có khả năng chống bụi bẩn và chống va đập tốt. Điều khiển cẩu trục có các loại như điều khiển 4 nút, điều khiển 6 nút hay điều khiển 8 nút hoặc 10 nút. Số lượng bao gồm cả các nút điều khiển và nút dừng. Nếu như các bộ điều khiển từ xa cầu trục có 6 nút thì nó sẽ có nút phân chia theo hướng đông tây, nam bắc hoặc lên trên hoặc xuống dưới.

Ngoài ra thì nhiều hãng sản xuất hiện nay còn trang bị thêm các tính năng mới như dừng đột ngột và khóa các phím. Bộ remote điều khiển cẩu trục được phân chia thành 2 phần: Phần thu tín hiệu và phần điều khiển từ xa. Mỗi bộ phận đều có 1 ăng-ten và chức năng của anten này đó là truyền và nhận sóng, tín hiệu tốt để điều khiển cẩu trục một cách hiệu quả.

Phân loại điều khiển cầu trục từ xa như nào?

Trên thị trường hiện có rất nhiều các điều khiển từ xa cầu trục, tùy theo nhu cầu làm việc mà người dùng có thể chọn thiết bị điều khiển sao cho phù hợp. Dưới đây Việt Dương xin giới thiệu một số remote điều khiển cầu trục phổ biến:

  • Remote điều khiển cầu trục 4 nút 1 cấp độ, điều khiển cầu trục từ xa 4 nút 2 cấp tốc độ nâng hạ hoặc 4 nút 2 cấp tốc độ nâng hạ và di chuyển ngang.
  • Remote điều khiển cầu trục 6 nút 1 cấp độ, 6 nút 2 cấp tốc độ nâng hạ hoặc 6 nút 2 cấp tốc độ nâng hạ và di chuyển ngang.
  • Remote điều khiển cầu trục 8 nút 1 cấp độ, 8 nút 2 cấp tốc độ nâng hạ hoặc 8 nút 2 cấp tốc độ nâng hạ và di chuyển ngang.
  • Remote điều khiển cầu trục 10 nút 1 cấp độ, 10 nút 2 cấp tốc độ nâng hạ và 10 nút với 2 cấp tốc độ là nâng hạ và di chuyển ngang.
  • Remote điều khiển cầu trục 12 nút 1 cấp độ, 12 nút 2 cấp tốc độ nâng hạ hoặc 12 nút 2 cấp tốc độ nâng hạ và di chuyển ngang.

Phân loại điều khiển cầu trục từ xa như nào?

Phân loại điều khiển cầu trục từ xa như nào?

Ưu điểm của việc sử dụng điều khiển từ xa cầu trục

Việc sử dụng các điều khiển cầu trục từ xa không phải là điều xa lạ với nhiều người. Nó mang lại sự hiệu quả và lợi ích rất lớn cho con người. Một số ưu điểm khi dùng thiết bị này như:

Các bộ điều khiển cầu trục từ xa được thiết kế nhỏ gọn, thẩm mỹ và đơn giản nên các thao tác của người dùng khi vận hành cầu trục đều rất thuận tiện và linh hoạt.
Điều khiển cầu trục từ xa giúp điều khiển máy móc cơ giới cũng như các thiết bị một cách an toàn và chính xác nhất.
Giá thành của các loại remote điều khiển cầu trục từ xa không quá đắt đỏ nên người dùng có thể cân đối được các chi phí đầu tư hay thay thế.
Khi cẩu hàng hóa hay những khối vật nặng thì sử dụng thiết bị điều khiển cầu trục từ xa sẽ giúp con người không cần phải di chuyển theo hay đứng gần. Từ đó giúp giảm được những nguy hiểm đến tính mạng cũng như sức khỏe và sự an toàn.
Tuổi thọ của thiết bị tốt nên có thể sử dụng trong lâu dài.
Bộ điều khiển từ xa cầu trục làm giảm bớt cảm giác vướng víu cho kỹ thuật khi đi lại trong khu vực nhà máy khi không gian có nhiều máy lắp dày phía dưới.
Lợi ích cuối cùng khi dùng bộ điều khiển cầu trục từ xa chính là người vận hành hay các nhân viên kỹ thuật sẽ không bị truyền hay bị nhiễu điện từ tay bấm do có lớp vỏ cách điện bằng nhựa dày dặn.
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nhưng sử dụng bộ điều khiển cầu trục từ xa vẫn còn những nhược điểm như có kích thước khá nhỏ nên có thể bị thất lạc trong quá trình sử dụng, hoặc điều khiển cầu trục từ xa sử dụng nguồn điện từ pin AA nên có thể hết pin bất cứ lúc nào và nếu trong trường hợp người sử dụng không trang bị pin thay thế từ trước thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của cầu trục. 

Ưu điểm của việc sử dụng điều khiển từ xa cầu trục

Ưu điểm của việc sử dụng điều khiển từ xa cầu trục

Cách đấu bộ điều khiển từ xa cầu trục đúng đúng chuẩn 

Cầu trục có chức năng nâng hạ hay di chuyển các khối lượng lớn hàng hóa, vật nặng từ vị trí này sang các vị trí khác. Bộ điều khiển từ xa không chỉ dùng cho cầu trục mà các cổng trục hay các máy móc và thiết bị như cầu trục cũng đều có thể sử dụng được. Người dùng có thể đấu nối thiết bị điều khiển cầu trục từ xa theo các chỉ dẫn dưới đây:

Đầu tiên là phải xác định được bộ thu gắn trực tiếp rồi sau đó sẽ đấu nối chính xác với tủ điện của pa lăng và bộ phát. Bộ phát chính là tay điều khiển có chứa các nút bấm truyền tín hiệu.
Sau đó người dùng tiến hành thao tác kiểm tra tổng thể bộ phát và lắp thêm pin vào bên trong.
Tiếp theo là xác định nguồn điện kết nối với bộ thu phát và pa lăng xem đã đúng và phù hợp chưa để tránh cháy nổ.
Bước kế tiếp là kiểm tra nguồn điện để kết nối cũng như để gắn bộ thu vào các contactor.
Cuối cùng là đấu điều khiển cẩu trục theo bản sơ đồ lắp đặt mà hãng đã đi kèm với sản phẩm và cần lưu ý là đấu đúng và cẩn thận.

Loại remote điều khiển cầu trục thường dùng nhất 

Hiện nay loại remote điều khiển cầu trục được mọi người ưa chuộng dùng nhiều nhất chính là điều khiển từ xa Telecrane. Hãy cùng tìm hiểu về loại điều khiển từ xa Telecrane này nhé!

Điều khiển cầu trục từ xa Telecrane là thiết bị có 8 nút trên bàn phím tay điều khiển. Các nút của bộ điều khiển cầu trục từ xa Telecrane rất dễ sử dụng bởi các ký hiệu mũi tên. Trong 8 nút đó sẽ bao gồm 6 nút điều khiển và 2 nút còn lại là các nút tắt và mở. Điều khiển cầu trục từ xa Telecrane có thể hoạt động với khoảng cách lên đến 100m. 

Bộ điều khiển cầu trục từ xa Telecrane

Bộ điều khiển cầu trục từ xa Telecrane 

Hướng dẫn lắp đặt bộ điều khiển từ xa Telecrane

Để lắp đặt điều khiển từ xa Telecrane thì cần thực hiện theo các bước sau: 

Bước 1: Xác định được bộ phát và bộ thu của điều khiển từ xa cầu trục Telecrane
Bước 2: Lắp pin cho bộ phát của bộ điều khiển từ xa Telecrane cho cầu trục
Bước 3: Xác định nguồn điện phù hợp để gắn vào nguồn điện của điện mạng lưới cung cấp điện cho bộ thu mà không cần dùng pin.
Bước 4: Xác định nguồn điện cho khởi động từ và gắn vào khởi động từ
Bước 5: Dựa vào sơ đồ lắp đặt lựa chọn dây tiếp điểm gắn vào khởi động từ tương ứng cho từng nút bấm trên bộ phát của điều khiển cầu trục từ xa Telecrane.
Bước 6: Mở nguồn sử dụng thử bộ điều khiển từ xa trên cầu trục theo nhu cầu sử dụng.

Các lỗi thường xảy ra với bộ điều khiển từ xa Telecrane

Đèn đỏ báo hiệu khi nhấn nút trên Remote thì cần kiểm tra lại khóa và kiểm tra lại Pin nguồn.
Khoảng cách điều khiển bị ngắn hơn bình thường thì cần kiểm tra lại Pin ăngten trên bộ thu và remote có bị gãy hay che khuất không.
Không điều khiển được cầu trục thì cần kiểm tra lại nguồn vào bộ thu, đồng thời kiểm tra cầu chì bên trong có 2 cầu chì 0.5A cầu chì nguồn và 10A cầu chì Contactor.

Địa chỉ cung cấp điều khiển từ xa Telecrane

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ cung cấp điều khiển từ xa Telecrane chất lượng thì đừng bỏ qua Công ty TNHH Việt Dương. Đây là một trong những địa chỉ cung cấp các sản phẩm cầu trục và các phụ kiện nâng hạ hàng đầu ở Việt Nam. Tại Công ty TNHH Việt Dương các sản phẩm được chọn lựa kỹ càng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đặc biệt đảm bảo về chất lượng.

Bên cạnh đó chúng tôi còn đem đến một mức giá tốt nhất trên thị trường để giúp khách hàng giải quyết được bài toán về tài chính.

Ngoài các sản phẩm nhập mới nguyên thì các sản phẩm cũ đã qua sử dụng cũng là một trong những thế mạnh của Việt Dương. Mặc dù là sản phẩm cũ nhưng những sản phẩm này đều được Việt Dương lựa chọn và trải qua qua khâu kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo đưa đến tay khách hàng những thiết bị tốt nhất. 

  • CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP NẶNG VIỆT DƯƠNG
  • Văn phòng miền bắc: Tầng 12, Tòa nhà Nam Cường, Tố Hữu, La Khê, Hà Đông, Hà Nội.
  • Văn phòng miền nam: Tầng 18, cao ốc Habitat, Đại Lộ Hữu Nghị, Phường Bình Hòa, Thành Phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
  • Nhà máy: Mỹ Hào – Văn Lâm – Hưng Yên
  • Số điện thoại: 0243.6879.8880985.083.458
  • Email: vietduong.cnn@gmail.com
  • Website: congnghiepnangvietduong.com.vn