Hiển thị 1–12 của 15 kết quả

(1) Liên hệ
(1) Liên hệ
(1) Liên hệ
(1) Liên hệ
(1) Liên hệ
(1) Liên hệ
(1) Liên hệ
(1) Liên hệ
(1) Liên hệ

CẦU TRỤC

Cầu trục quay

(1) Liên hệ
(1) Liên hệ
(1) Liên hệ

Cầu trục là thiết bị nâng hạ quan trọng dùng trong nhà máy, nhà xưởng, bốc dỡ hàng hóa, ngành cơ khí, kết cấu thép,… Cùng Công ty TNHH Công nghiệp nặng Việt Dương tìm hiểu chi tiết về cầu trục.

Cầu trục là gì?

Cầu trục là một loại thiết bị được sử dụng để di chuyển theo một chiều ngang. Máy được trang bị một dây tời, dây cáp và dây palant với chức năng chính là để nâng vật nặng hoặc vận chuyển chúng đến nơi khác.

Cầu trục thường được áp dụng trong các nhà máy sản xuất thiết bị hạng nặng hoặc nhà xưởng, hay trong các công trình xây dựng v.v…

Tuỳ vào mỗi loại cầu trục khác nhau mà có thể nâng được các vật với khối lượng khác nhau. Điều này sẽ do doanh nghiệp hoặc xí nghiệp đặt nhà sản xuất. Ví dụ như cầu trục 5 tấn hoặc cầu trục 1 tấn hay cầu trục 3 tấn…

Cầu trục là gì
Cầu trục là gì?

Cấu tạo của cầu trục

  • Dầm chính có thể là dầm đơn hoặc là dầm đôi
  • Palang và con lợn nâng hạ ( tải trọng tùy theo yêu cầu)
  • Động cơ di chuyển cầu trục hay còn gọi là Motor
  • Hệ thống đường ray di chuyển là ray P hoặc là ray vuông.
  • Bộ phận dầm biên cho cầu trục.
  • Bánh xe để di chuyển.
  • Tủ điện và hệ điện ngang dùng để cấp điện cho Palang
  • Hệ điện dọc dùng để cấp điện cho toàn bộ cầu trục.
  • Cabin để điều khiển cầu trục.
Thiết kế chế tạo lắp đặt cầu trục uy tín
Thiết kế chế tạo lắp đặt cầu trục uy tín

Nguyên lý hoạt động của cầu trục

Nguyên lý hoạt động của cầu trục khá đơn giản. Điện được truyền tới từ động cơ điện nhằm chuyển động qua trục truyền động và khối nối rồi tới các hộp giảm tốc. Xong truyền chuyển động tới cho các bánh xe di chuyển cầu trục như vậy sẽ làm di chuyển toàn bộ hệ thống dầm chính được gắn trên các dầm của đầu trục.

Bên cạnh đó xe con chứa bộ phận cơ cấu nâng các vật nặng được lắp đặt trên dầm nhằm di chuyển trên ray của dầm chính. Ngoài ra còn có phanh làm hãm khi cần thiết. Cabin thì làm nhiệm vụ chuyền hệ thống động cơ điện để cho cầu trục hoạt động.

Lịch sử về cầu trục

  • Năm 1876, Sampson Moore ở Anh đã thiết kế và cung cấp cần trục chạy điện đầu tiên, được sử dụng để cẩu súng tại Royal Arsenal ở Woolwich, London. [1] Kể từ thời điểm đó, Alliance Machine, hiện đã không còn tồn tại, giữ bằng chứng nhận AISE cho một trong những cần cẩu sớm nhất tại thị trường Hoa Kỳ.
  • Cần trục này đã được sử dụng cho đến khoảng năm 1980, và hiện đang được bảo tàng ở Birmingham, Alabama. Trong những năm qua, những cải tiến quan trọng, chẳng hạn như phanh tải Weston (ngày nay hiếm) và tời kéo dây (vẫn còn phổ biến), đã xuất hiện và biến mất. Palăng ban đầu chứa các thành phần được kết
  • hợp với nhau trong cái mà ngày nay được gọi là palăng kiểu tích hợp.
    Những vận thăng được chế tạo này được sử dụng cho các ứng dụng nặng như xử lý cuộn thép và cho người dùng mong muốn tuổi thọ cao và độ bền tốt hơn. Họ cũng cung cấp để bảo trì dễ dàng hơn.
  • Hiện nay nhiều vận thăng là vận thăng trọn gói, được chế tạo thành một đơn vị trong một ngôi nhà duy nhất, thường được thiết kế cho tuổi thọ 10 năm, nhưng tính toán tuổi thọ dựa trên tiêu chuẩn công nghiệp khi tính toán tuổi thọ thực tế.
lich-su-cau-truc
Lịch sử phát triển cầu trục

Một số công ty sản xuất cấu trục đầu tiên

  • 1830: Công ty cẩu đầu tiên tại Đức Công ty Ludwig Stuckenholz.
  • 1840: Bắt đầu sản xuất hàng loạt cần trục trên không ở Đức
  • 1854: Sampson Moore & Co ở Liverpool, Anh cấp bằng sáng chế cho một cơ cấu tời mới cho phép nâng các vật nặng hơn (chẳng hạn như súng hải quân) bằng động cơ điện.
  • 1861: cần trục chạy bằng hơi nước đầu tiên được lắp đặt bởi John Ramsbottom tại xưởng Đường sắt Crewe. Công suất được truyền tới cần trục từ một ròng rọc được điều khiển bởi động cơ đứng yên thông qua một sợi dây bông dài vô tận.
  • 1887: Công ty Ludwig Stuckenholz giới thiệu các thành phần điện cho cần trục trên cao để xác định thiết kế ngành.
  • 1910: Palăng động cơ điện được sản xuất hàng loạt đầu tiên bắt đầu ở Đức
    Cầu tạo và nguyên lý hoạt động của cẩu trục.
  • Khác với các thiết bị nâng hạ thông thường khác, cầu trục là loại máy trục có kết cấu thép dạng cầu, bên trên có lắp bộ phận di chuyển bằng bánh sắt lăn trên đường ray chuyên dùng đặt tường hoặc dầm của nhà máy, phân xưởng. Bởi vậy mà cầu trục còn có tên gọi khác là cầu lăn.
Công ty sản xuất cầu trục
Công ty sản xuất cầu trục – CNN Việt Dương

Các loại cầu trục phổ biến nhất hiện nay

Phân loại cầu trục phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như:

Cầu trục dầm đơn

  • Cầu trục dầm đơn là thiết bị cầu trục có thể nâng hạ hoặc di chuyển hàng hóa có khối lượng lớn trong kho xưởng bằng cách chạy trên dầm nhà. Loại cầu trục này được sử dụng trong các nhà xưởng công nghiệp lớn khác nhau. Nó chỉ có cấu tạo một dầm và được kết cấu từ các tổ hợp thép mà có nhiều mặt như theo mặt cắt dạng hộp hoặc theo dạng chữ l.
  • Ưu điểm của cầu trục dầm đơn là:
  • Có thiết kế gọn nhẹ và chế tạo nhanh, đồng thời không tốn nhiều thời gian cho quá trình lắp ráp.
  • Lắp ráp được cả ở những nơi bị hạn chế về không gian (nơi mà hạn chế về cả chiều dài và chiều rộng)
  • Giá thành tương đối rẻ nên rất được ưa chuộng.
  • Nhược điểm của cầu trục dầm đơn là:
  • Chiều cao nâng vật bị thấp hơn so với cầu trục dầm đôi
  • Tải trọng nâng hạ tối đa chỉ đạt tới 20 tấn.

Cầu trục dầm đôi

Cầu trục dầm đôi hay còn gọi là cầu trục dầm kép hoặc cầu trục 2 dầm là thiết bị nâng hạ công nghiệp có khả năng nâng hạ tải trọng lớn. Cấu tạo các bộ phận chính bao gồm 2 dầm chính liên kết với cơ cấu di chuyển bằng liên kết cứng dạng gối.

Đặc điểm của cầu trục dầm đôi là:

  • Cầu trục dầm đôi có khả năng nâng hạ tải trọng lớn từ 2 tấn đến 100 tấn, đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng của hầu hết người tiêu dùng.
  • Cầu trục được thiết kế vững chắc và hoạt động ổn định mang lại hiệu suất làm việc cao.
  • Tuy nhiên thì cầu trục dầm đôi cũng có điểm hạn chế là dễ xảy ra xô lệch dầm khi di chuyển do lực cản 2 bên ray của cầu trục không đều.
  • Chi phí lắp đặt cầu trục dầm đôi cao hơn so cầu trục dầm đơn.
  • Cầu trục dầm đôi được ưa chuộng sử dụng để nâng và vận chuyển các vật nặng trong các nhà máy sản xuất như nhà máy nhiệt điện, nhà máy gang thép,…
Cầu trục dầm đôi
Cầu trục dầm đôi

Cầu trục xoay

Cầu trục xoay hay còn gọi là cầu trục quay hoặc cần cẩu quay vận hành nhờ vào hệ thống xi lanh khí nén bên trong thanh ray để nâng hạ và di chuyển vật thể trong phạm vi bán kính nhất định. Khác với các loại thiết bị giúp nâng hạ thường dùng ở các nhà xưởng hay nhà máy hoặc nhà kho và dây chuyền sản xuất…

Ưu điểm của cầu trục xoay là:

  • Có thể sử dụng cần cẩu quay trong nhiều trường hợp do có đa dạng các loại tay cầm phù hợp với tất cả các vật cần nâng và di chuyển.
  • Cầu trục xoay lắp ráp khá đơn giản và có thể tự tháo lắp, chỉ cần đấu nối với nguồn khí nén là đã có thể sử dụng được.
  • Cần cẩu quay tý thường được sử dụng trong các môi trường nguy hiểm
  • Thiết bị có độ cân bằng tốt và có khả năng điều chỉnh vật cần nâng hạ với biên độ cực nhỏ nhằm đảm bảo vị trí chính xác nhất
  • Khi vận hành cầu trục xoay không bị rung lắc nhằm giảm tối đa tiếng ồn.

Lợi ích của cầu trục trong sản suất kinh doanh

1. Có tính linh hoạt và khả năng ứng dụng cao

Là loại thiết bị nâng hạ có khả năng hoạt động trên nhiều địa hình, bề mặt của sàn nhà xưởng. Đặc biệt, cầu trục trong nhà xưởng có thể tùy chỉnh linh hoạt để đáp ứng các nhu cầu khác nhau. Thiết bị còn có khả năng tùy chỉnh với các chương trình đính kèm, có thể sử dụng để nâng hạ vật với nhiều độ cao và trọng tải khác nhau.

2. Đặc tính kỹ thuật của cầu trục

Cầu trục có thể thực hiện hầu hết các công việc nặng nhọc như bốc xếp, di chuyển, tháo dỡ hàng hóa. Đồng thời, thiết bị giúp giảm áp lực công việc, giảm mệt mỏi và nguy cơ mất an toàn lao động cho công nhân; giảm thiểu tối đa rủi ro hư hại hàng hóa trong quá trình vận chuyển bốc xếp.

3. Rút ngắn thời gian làm việc

So với phương pháp nâng truyền thống như sử dụng sức người hay thậm chí dùng xe cẩu, cẩu trục vẫn là thiết bị vận chuyển nhanh hơn khi đưa vật nâng qua bên trên của chướng ngại vật.

4. Thao tác dễ dàng vận hành đơn giản

Buồng điều khiển được bố trí từ xa và độc lập giúp người vận hành có thể nhìn bao quát tốt không gian hơn. Từ đó khiến công việc được vận hành một cách trơn tru, giảm thiểu tai nạn cho người lao động. Người vận hành thiết bị có thể sử dụng bảng  điều khiển, cabin điều khiển với số lượng nút bấm ít nên hầu như không phải đào tạo quá nhiều về cách sử dụng cho người lao động.

5. Chi phí bảo trì thấp

Cầu trục tiêu tốn ít chi phí bảo dưỡng hơn so với các thiết bị nâng hạ, vận chuyển khác. Nguyên nhân là do được kết hợp các công nghệ mới nhất giúp thiết bị vận hành ổn định, ít xảy ra hỏng hóc. Các bộ phận cấu thành được đúc bằng các loại vật liệu chất lượng cao, bền, chắc.

6. Định vị chính xác vị trí

Khả năng định vị của cầu trục vô cùng chính xác khi có thể di chuyển vật thể từ vị trí này sang vị trí khác với sai số rất nhỏ, khoảng 1/1000. Do vậy, việc di dời hàng hóa trở nên rất đơn giản, thuận tiện.

7. Giảm chi phí thuê nhân công và hư hại hàng hóa

Trong cùng một nhà xưởng làm việc, việc sử dụng một chiếc cầu trục duy nhất có thể thay thế vài chiếc xe nâng hàng thực hiện công việc của một khu rộng lớn. Sản phẩm vận chuyển bằng các xe nâng hàng có thể bị tổn hại khi vận chuyển qua chướng ngại vật. Nhưng với cơ cấu vận chuyển cùng với các tùy chọn về tốc độ sẽ đảm bảo việc vận tải các sản phẩm được xử lý nhẹ nhàng. Từ đó, giảm thiểu thiệt hại cho hàng hóa và giảm chi phí sản xuất.

8. An toàn, tiết kiệm diện tích xếp hàng

Cầu trục hoạt động trên không và không làm việc trong một không gian nhất định nên ít có khả năng gây ra tai nạn lao động. không giống như các phương tiện vận chuyển khác khi phải di chuyển dưới mặt đất với nhiều chướng ngại vật bởi trong nhà xưởng có nhiều thiết bị, máy móc và lối đi không thuận tiện.

Thêm vào đó, chiều cao xếp hàng của cầu trục cũng hơn hẳn cho phép lưu trữ được nhiều hàng hóa hơn và sử dụng không gian hiệu quả hơn, tiết kiệm được diện tích kho bã vô cùng lớn.

Lợi ích cầu trục
Lợi ích cầu trục

Ứng dụng của cẩu trục

Cầu trục hỗ trợ vận chuyển và di chuyển các tải trọng lớn, nặng trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm:

  • Ô tô
  • Đồ uống
  • Hóa chất
  • In ấn thương mại
  • Chế tạo
  • Báo chí
  • Giấy
  • Thép
  • Lưu kho và phân phối

Địa chỉ cung cấp cầu trục cùng các phụ kiện uy tín và chất lượng

Hiện nay việc dùng các thiết bị nâng hạ trong các nhà máy hay công xưởng ngày càng trở nên phổ biến nên có rất nhiều công ty kinh mở ra, cung cấp cho người dùng những dòng phụ kiện cầu trục chất lượng cho nhà máy và công xưởng. Địa chỉ nào sẽ đem đến những sản phẩm với mức giá tốt nhất? Đó là điều mà hầu hết khách hàng ngày nay quan tâm và đang tìm hiểu.

Để có được một mức giá tốt nhất khi mua cầu trục cùng phụ kiện cầu trục thì bạn hãy đến ngay với Công ty TNHH Công nghiệp nặng Việt Dương. Chúng tôi luôn tự hào là một trong những địa chỉ hàng đầu cung cấp phụ kiện và thiết bị nâng hạ chất lượng cao với mức giá tốt nhất, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nhà máy và công xưởng. Các sản phẩm của chúng tôi đều được nhập khẩu chính hãng 100% nên quý khách có thể hoàn toàn yên tâm về nguồn gốc xuất xứ. Do nhập khẩu trực tiếp nên giá cả của chúng tôi rất cạnh tranh trên thị trường.

Nếu bạn muốn mua hàng một cách nhanh chóng hoặc muốn được tư vấn miễn phí xin hãy liên hệ với Việt Dương theo địa chỉ dưới đây.

  • CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP NẶNG VIỆT DƯƠNG
  • Văn phòng miền bắc: Tầng 12, Tòa nhà Nam Cường, Tố Hữu, La Khê, Hà Đông, Hà Nội.
  • Văn phòng miền nam: Tầng 18, cao ốc Habitat, Đại Lộ Hữu Nghị, Phường Bình Hòa, Thành Phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
  • Nhà máy: Mỹ Hào – Văn Lâm – Hưng Yên
  • Số điện thoại: 0243.6879.8880985.083.458
  • Email: vietduong.cnn@gmail.com
  • Website: congnghiepnangvietduong.com.vn